TạI sao chạy bộ bị chóng mặt? Nguyên nhân và cách khắc phục?

Bạn thích chạy bộ và cảm thấy đây là bộ môn thể thao phù hợp để rèn luyện sức khỏe. Nhưng việc cảm thấy chóng mặt buồn nôn mỗi khi chạy bộ lại khiến bạn lo ngại về vấn đề sức khỏe? Xin đừng quá lo lắng! Trong bài viết này, Blogchiase.edu.vn sẽ cùng bạn giải đáp lý do bị chóng mặt khi chạy bộ và cách để khắc phục hiện tượng này nhé!

Nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt khi chạy bộ

Có rất nhiều lý do làm cho bạn bị chóng mặt mỗi lần chạy bộ, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Không chú ý đến giới hạn cơ thể

Không chỉ riêng người mới tập chạy bộ, ngay cả người đã có kinh nghiệm tập luyện cũng có thể gặp hiện tượng này. Nguyên nhân là do trong thời điểm chạy bộ cơ thể không đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe. Hoặc do bạn cố gắng chạy quá sức để đạt được mục tiêu đề ra, khiến cho cơ thể bị quá tải dẫn đến chóng mặt.

Tụt huyết áp hoặc hạ đường huyết

Trong số những nguyên nhân làm cho đầu óc bạn cảm thấy lâng lần, quay cuồng sau khi chạy thì tụt huyết áp nguyên nhân rất phổ biến. Khi ngừng chạy, lực đẩy từ chân giảm, dẫn đến lưu thông máu giảm đột ngột gây ra tụt huyết áp. Biểu hiện thành các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn. 

Thêm vào đó, hạ đường huyết do không ăn trước khi luyện tập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc chạy bộ bị chóng mặt. Trước khi luyện tập, nếu bạn không cung cấp dinh dưỡng để cơ thể chuyển hóa thành năng lượng sẽ gây ra tình trạng thiếu máu lên não, hạ đường huyết và làm cho bạn bị xây xẩm, choáng váng.

Thế nhưng, bạn cũng không nên ăn quá no trước khi bước  vào luyện tập. Khi bạn chạy, máu giàu oxy sẽ được phân bổ đến các bộ phận có cường độ hoạt động cao như tim, phổi,…. Vậy nên dạ dày không còn đủ lượng máu cần thiết để hoạt động, không chỉ khiến bạn bị đau dạ dày mà còn dẫn đến cảm giác buồn nôn, chóng mặt. 

Thở sai cách dẫn đến thiếu oxy 

Trong khi chạy bộ, bạn cũng cần phải chú ý đến nhịp thở của mình. Thở đúng cách thì mới có đủ oxy để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Quá tập trung vào các bước chạy, thở nông, thở gấp hoặc nhịn thở sẽ khiến cho tim khó dẫn máu và oxy đến não. Khi đó hiện tượng chóng mặt xảy ra như một cách để cơ thể gửi báo hiệu đến bạn. 

Cơ thể bị mất nước

Khi chạy bộ, để cân bằng nhiệt cơ thể toát ra rất nhiều mồ hôi. Đây là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị mất nước và các chất điện giải.Gây ảnh hưởng đến natri máu, làm cho chúng ta cảm thấy chóng mặt. Nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể, trường hợp tệ nhất có thể khiến người tập bị đột quỵ. 

Làm thế nào để không bị chóng mặt khi chạy bộ?

Để có những buổi chạy chất lượng, bạn hãy tham khảo những cách khắc phục sau đây nhé!

Lắng nghe cơ thể

Mỗi người sẽ có một cơ địa và mức chịu đựng khác nhau. Thế nên hãy chọn cho mình một cường độ chạy bộ phù hợp với thể trạng, đừng cố ép buộc cơ thể mình. Hãy bắt đầu từ những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng. Chỉ có hiểu rõ bản thân và chọn cho mình một lộ trình thích hợp thì việc luyện tập mới đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.  

Luôn khởi động kĩ trước khi chạy

Với bất kì môn thể thao nào cũng vậy, bạn không nên bỏ qua các bài tập khởi động trước khi chính thức bước vào luyện tập. Khởi động kĩ, làm nóng cơ thể, nhịp tim và nhịp thở tăng từ từ và các cơ trên cơ thể được giãn, sẵn sàng thích nghi với các bài tập vận động mạnh. Sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

 

Thở đúng cách

Khi thở đúng cách, lượng oxy đi vào trong cơ thể sẽ đạt mới tối đa, giúp nhịp tim và nhịp thở cùng lúc được ổn định. Để quá trình luyện tập được thoải mái và hiệu quả, cơ thể bền sức hơn và được cung cấp nhiều oxy nhất có thể. Bạn hãy thử thở theo nhịp thở 3:2, bắt đầu đếm nhịp “hít vào, 1, 2, 3”, “thở ra, 1, 2” và tiếp tục lặp lại. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Để tránh cảm giác chóng mặt do hạ đường huyết khi chạy bộ, bạn cần bổ sung năng lượng đầy đủ trước, trong và sau khi tập. Bạn nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, chất xơ và các chế phẩm từ sữa. Luôn đem theo đồ ngọt như kẹo hay socola để kịp thời bổ sung năng lượng khi cần. 

Luôn chuẩn bị sẵn nước bên mình

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi chạy bộ sẽ làm giảm cảm giác chóng mặt. Uống nước 2 tiếng trước khi chạy bộ để tránh hiện tượng đau sốc hông. Ngay cả trong lúc chạy cũng cần đem theo một bình nước nhỏ trong khi chạy. Và sau khi chạy bộ xong hãy uống khoảng 500ml nước để cơ thể được phục hồi.

Kết luận

Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã trang bị cho mình được những kiến thức bổ ích liên quan đến chạy bộ. Giải đáp được nguyên nhân phổ biến gây trạng chóng mặt khi chạy bộ và một số biện pháp khắc phục. Và cũng đừng quên đến với Blogchiase.edu.vn để nhận được những tư vấn tốt nhất về cách chạy bộ an toàn và hiệu quả nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *