Tình trạng căng cơ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Căng cơ là một trong những tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong quá trình sinh hoạt hay lao động hằng ngày. Cùng Blogchiase.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của tình trạng căng cơ để tránh gây ra những nguy hiểm không đáng có nhé!

Tình trạng căng cơ là gì?

Căng cơ là xuất phát từ những việc cơ bắp bị kéo giãn quá mức dẫn đến tình trạng căng cứng, dẫn đến đau nhức ở các vùng như cổ, thắt lưng, tay và chân. Dù bạn đang ở độ tuổi nào cũng có thể gặp trường hợp trên nếu xảy ra ở mức độ nhẹ thì chỉ có một số sợi cơ bị rách, nhưng mô cơ thì còn nguyên vẹn. 

Còn nếu ở mức độ nghiêm trọng thì các sợi cơ đều bị rách hoàn toàn. Nếu không chăm, điều trị sớm sẽ ảnh hưởng khá nhiều kèm theo tổn thương ở gân khiến cơ thể đau buốt, khó khăn hoặc có thể không cử động được.

Sau đây là một số biểu hiện để bạn có thể dễ dàng nhận biết nên gặp tình trạng căng cơ:

– Có triệu chứng đau ở vùng bị căng cơ, cơn đau xuất hiện đột ngột không báo trước và xuất hiện ở bất kể thời gian nào khi ngồi hoặc ngủ vào ban đêm.

– Khó khăn trong quá trình di chuyển, cử động hằng ngày

– Xuất hiện những vùng da bầm tím, sưng tấy.

– Cơ thể có cảm giác như thắt nút ở cơ, co cứng cơ bắp,..

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng căng cơ

Nguyên nhân

– Do mệt mỏi, làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng: Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Với trạng thái tinh thần không thoải mái trong thời gian dài sẽ khiến hệ thần kinh chịu ảnh hưởng xấu.

Từ đó, khiến bộ não phản ứng bằng cách tăng áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu tới cơ, dễ tăng cơ. Để khắc phục được tình trạng này bạn cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để giảm tình trạng căng thẳng.

– Thói quen xấu khi tập luyện thể dục: Trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực mà không khởi động đúng cách và kỹ càng sẽ khiến các cơ chưa được làm nóng, giản không đủ. Hoặc khởi động nhưng qua loa cũng khiến cơ thể hoạt động không tốt, dễ gặp phải các chấn thương đặc biệt là khi tập luyện những động tác nâng cao.

– Do tập luyện quá sức: Điều này sẽ khiến các nhóm cơ vượt quá giới hạn dẫn tới tình trạng cơ căng cứng do không được nghỉ ngơi

– Căng cơ do sự cố trong thể thao như trượt chân, nhảy, ném một vật sai tư thế, sai kỹ thuật.

– Mang vác vật nặng quá mức so với cơ thể.

Cách khắc phục 

Để tránh xảy ra những tình trạng như trên, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Thường xuyên đứng lên đi lại, tránh tình trạng ngồi quá lâu

– Tuân thủ khởi động trước khi tập thể dục thể thao 

– Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt cho cơ thể.

– Không nên đột ngột thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên cơ.

– Hãy sắp xếp thời gian để bản thân có thể nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng hay quá sức.

– Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai.

– Giữ thói quen luyện tập thể dục hay chơi thể thao. Bạn cũng có thể tham gia các clb gym, yoga,.. để có thể được hướng dẫn bởi các HLV kết hợp với máy móc giúp cơ thể hoạt động ở mức độ phù hợp.

Một số phương pháp chăm sóc tại nhà khi bị căng cơ

– Chườm lạnh: sử dụng một chiếc khăn bọc đá hoặc túi chườm đá chuyên dụng để đặt ngay vùng cơ bị căng từ 15-20 phút giúp giảm sưng tấy. Cứ khoảng 1 tiếng thì lặp lại một lần, duy trì từ 2-3 ngày.

– Nghỉ ngơi: Khi gặp phải tình trạng như trên, tốt nhất bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động để cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất để tránh tình trạng bị quá nặng.

– Băng bó: Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể dùng băng vải để quấn quanh vùng vị thương để giảm tình trạng đau buốt. Tuy nhiên, chỉ nên quấn vừa phải, tránh khiến máu không lưu thông được.

Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ khiến bạn tránh các tình trạng căng cơ cũng như biết cách khắc phục khi gặp phải trường hợp trên. Ngoài ra bạn cũng có thể đến Blogchiase.edu.vn để tham gia tập luyện cùng các chuyên gia để nâng cao sức khỏe và không lo quá sức hay căng cơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *